• Trang chủ
  • 7 dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang nạp quá nhiều đường

    7 dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang nạp quá nhiều đường

    0
    441

    Đường không thể thiếu cho hoạt động của các bộ phận bên trong cơ thể. Tuy nhiên, ăn quá nhiều đường lại gây hại vô cùng.

    Nhiều người rơi vào tình trạng thèm đồ ngọt quá mức mà không nhận ra sự nguy hại của nó. Khi bạn ăn nhiều đồ ngọt mỗi ngày, vị giác của bạn sẽ quen với mức độ ngọt và dần dần không cảm nhận được, nhất là với những trái cây có vị ngọt tự nhiên. Vì thế khi nhận thấy không có thực phẩm nào mà bạn cảm nhận được vị ngọt thì đó cũng là dấu hiệu bạn đã ăn quá nhiều đường.

    Ảnh minh họa

    Dấu hiệu cơ thể bạn đang quá tải vì nạp quá nhiều đường

    Thường xuyên thấy mệt mỏi

    Khi lượng đường huyết trong cơ thế cao, cơ thể không thể lưu trữ và hấp thụ glucose đúng cách. Năng lượng được sử dụng không hiệu quả và các tế bào cơ thể không nhận được nhiên liệu cần thiết. Điều này đã khiến cho cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi mà không có lý do.

    Khô miệng, khát nước

    Vì đi tiểu nhiều nên cơ thể bị mất nước. Kéo theo đó là khiến cơ thể mất đi độ ẩm, làm miệng lưỡi bạn bị khô. Ngoài ra, lượng đường trong cơ thể quá nhiều còn gây ra những cơn khát quá mức.

    Bụng đầy hơi

    có thể do các loại thức ăn khác nhau gây ra. Ăn quá nhiều đường cũng là một trong những nguyên nhân gây đầy hơi, đau bụng cũng như các triệu chứng khó chịu khác liên quan đến đường tiêu hóa. Nếu đường được hấp thụ không tốt ở ruột non, chúng sẽ đi vào ruột già gây ra đầy hơi. Vì vậy hãy cố gắng tránh ăn đồ ngọt, đồ ăn nhanh trong tình huống đó.

    Tăng cân mất kiểm soát

    Các nghiên cứu cho thấy đường có liên quan đến chứng béo phì ở trẻ em. Lượng calo trong đường gây ức chế tế bào đốt chất béo và làm tăng lượng insulin, gây rối loạn trao đổi chất cơ thể dẫn đến tăng cân.

    Huyết áp cao

    Nạp quá nhiều đường sẽ khiến huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương tăng đáng kể. Việc lạm dụng quá mức fructose do ăn uống là một cơ chế có khả năng làm tăng nhịp tim, nồng độ muối trong thận và sức đề kháng của mạch máu… Tất cả những điều này đều có thể khiến làm tăng huyết áp và tăng nhu cầu về ôxy của cơ tim.

    Nhanh đói

    Thừa đường có thể khiến bạn thèm ăn mất kiểm soát, thậm chí vừa mới ăn đã lại cảm thấy đói. Lúc này, do cơ thể bạn đang giữ mức đường trong máu cao nên không cho phép các glucose đi vào sâu các tế bào, giúp sản xuất ra năng lượng.

    Hay bị viêm nhiễm

    Lượng đường trong máu cao cũng dễ gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu và nhiễm nấm men có thể xảy ra ở cả nam và nữ. Lý do là bởi một lượng lớn đường tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc sinh sản của nấm men và vi khuẩn.

    Theo M.H (Gia đình & Xã hội)

    Viết bình luận

    Chú ý: Không sử dụng các mã lệnh HTML!