Bài Toán thách thức cả người lớn vì quá lắt léo trong cách ra đề.
Toán học là môn mà bất cứ học sinh nào cũng phải học, đây là môn học sẽ giúp kích thích sự sáng tạo, tư duy logic, cũng như trí thông minh của trẻ. Và đây cũng là một môn học được nhiều bạn yêu thích vì sự rành mạch, rõ ràng, mỗi câu chỉ có một đáp án, làm thước đo cho trí tuệ của mỗi người. Nhưng không phải bài toán nào cũng có đáp án rõ ràng, đơn cử như câu hỏi dưới đây.
Theo đó, một trường tiểu học ở Trung Quốc đã tổ chức kỳ thi kiểm tra môn Toán lớp 3, và một trong những câu hỏi trong đề thi đã gây ra nhiều tranh cãi. Câu hỏi như sau: Số tuổi của Tiểu Minh là 8. Tuổi mẹ năm sau gấp bốn lần tuổi con. Hỏi mẹ Tiểu Minh bao nhiêu tuổi?
Cậu học trò làm ra kết quả 31 và bị chấm sai, 0 điểm
Khi đọc câu hỏi này, nhiều học trò lẫn dân mạng có cách suy luận như sau:
Tuổi mẹ năm sau gấp 4 lần tuổi con => tuổi mẹ năm sau là: 8 x 4 = 32 tuổi
Vậy nên tuổi mẹ hiện tại là: 32 - 1 = 31 tuổi.
Tuy nhiên đáp án 31 tuổi này đã bị gạch sai.
Đáp án cho câu hỏi trên theo giáo viên cung cấp là 35
Cô giáo đưa ra cách giải thích là bài toán có 2 đáp án.
Đọc lại dữ kiện "Tuổi mẹ năm sau gấp 4 lần tuổi con". Nhưng không rõ tuổi con năm nào. Vậy nên phải đưa ra 2 trường hợp là tuổi con năm nay hoặc năm sau.
Trường hợp 1: Tuổi mẹ năm sau gấp 4 lần tuổi con năm NAY
=> Tuổi mẹ năm sau là: 8 x 4 = 32 tuổi. Và tuổi mẹ hiện tại là 31.
Trường hợp 2: Tuổi mẹ năm sau gấp 4 lần tuổi con năm SAU
=> Tuổi mẹ năm sau là: (8 1) x 4 = 36. Và tuổi mẹ hiện tại là 35.
Đúng là có những bài toán tưởng chừng đơn giản nhưng có thể khiến các học sinh, phụ huynh cũng rất lúng túng khi nhận được bởi sự không rõ ràng từ khâu ra đề.
Một số người cho rằng, Toán học là công cụ giúp trẻ nhỏ tư duy khoa học, vận dụng những gì mình suy nghĩ, tính toán để có thể học nhiều hơn. Thế nên việc các giáo viên ra đề, dù khó đến mấy cũng nên có lời giải thích, đáp án rõ ràng. Những câu hỏi đánh đố, làm khó học sinh sẽ khiến các em nghi ngờ về những gì mình suy nghĩ, lâu dần sẽ mất động lực học tập.
Theo Nguyễn Đức (Pháp luật & Bạn đọc)