• Trang chủ
  • Các dấu hiệu nguy hiểm đe dọa tính mạng của trẻ khi mắc COVID-19

    Các dấu hiệu nguy hiểm đe dọa tính mạng của trẻ khi mắc COVID-19

    0
    412

    Theo BS Đỗ Tuấn Anh, cha mẹ cần theo dõi và phát hiện các dấu hiệu, triệu chứng nguy hiểm đe doạ tính mạng để đưa bé đi khám, cấp cứu tại bệnh viện.

    Tại Hội thảo “Hậu COVID-19- Hiểu đúng để không lo lắng” diễn ra mới đây, BS. Đỗ Tuấn Anh, Trung tâm Nhi Khoa, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, từ tháng 2/2022, đến nay trẻ bị mắc COVID-19 chủ yếu là mắc biến chủng Omicron.

    BS. Đỗ Tuấn Anh, Trung tâm Nhi Khoa, Bệnh viện Bạch Mai.

    Ngoài biểu hiện ở hô hấp và tiêu hoá như chủng Delta/Alpha thì trẻ mắc COVID biến chủng Omicron có tới 30% biểu hiện ở đường hô hấp trên với biến chứng hay gặp là viêm thanh quản cấp, viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, và đó là lý do chính khiến trẻ phải nhập viện và khám cấp cứu.

    COVD-19 biến chủng Omicron làm gia tăng số trẻ nhiễm, nhưng có tới 40% trẻ không triệu chứng, 44% triệu chứng nhẹ, nên điều trị triệu chứng và hỗ trợ dinh dưỡng rất quan trọng.

    Về điều trị COVID-19 cho trẻ, theo BS Đỗ Tuấn Anh cần tuân theo 4 nguyên tắc: Thứ nhất là phân loại mức độ bệnh, thứ hai là điều trị các triệu chứng, thứ ba là cá thể hóa các biện pháp điều trị, thứ tư là theo dõi phát hiện và xử trí khi bệnh có diễn tiến khác.

    Mục tiêu của việc điều trị là phải đảm bảo AN TOÀN VÀ ĐÚNG.

    - ĐÚNG: là đúng thời điểm, đúng thuốc, đúng liều và đúng liệu trình.

    - AN TOÀN: là sử dụng thuốc hợp lý và đúng, để tránh lạm dụng thuốc, tăng tác dụng phụ, và tương tác thuốc.

    BS Đỗ Tuấn Anh thăm khám cho trẻ.

    KHÁNG SINH không phải thuốc dùng để điều trị COVID-19, trừ khi bệnh nhân có biểu hiện chứng minh/ nghi ngờ nhiễm khuẩn bội nhiễm.

    Trong thời gian qua, BS Đỗ Tuấn Anh cũng thường xuyên tư vấn bố mẹ hoặc người chăm sóc F0 nhi tại nhà: Với việc theo dõi và phát hiện các dấu hiệu, triệu chứng nguy hiểm đe doạ tính mạng để đưa bé đi khám/ cấp cứu tại bệnh viện.

    Các dấu hiệu nguy hiểm của trẻ khi mắc COVID-19 gồm 3 nhóm:

    Nhóm hô hấp: Khó thở, thở nhanh, tím môi và đầu chi, 2 thông số quan trọng là: nhịp thở và chỉ số Sp02.

    Nhóm mất nước, hay gặp ở F0 sốt cao, có biểu hiện tiêu hoá (đau bụng, nôn, ăn kém/ bỏ ăn): mệt mỏi, li bì khó đánh thức, môi và niêm mạc miệng khô, khóc ít nước mắt, tiểu ít…

    Toàn thân: Li bì, bỏ ăn, da tái/ tím, sốt cao liên tục, co giật…

    BS Đỗ Tuấn Anh cũng nhấn mạnh, trẻ em cũng như người lớn, sau khi bị mắc COVID-19 thường cần thời gian để phục hồi.

    Để hỗ trợ cho quá trình này, bố mẹ hoặc người chăm sóc trẻ cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi của trẻ. Lưu ý cho trẻ dùng các loại đồ ăn thức uống nhiều dinh dưỡng, dễ tiêu hóa; hạn chế thời gian tiếp xúc với các thiết bị điện tử ngoài thời gian học…

    Theo Diệu Thu (Dân Việt)

    Viết bình luận

    Chú ý: Không sử dụng các mã lệnh HTML!