• Trang chủ
  • Bộ Kế hoạch đầu tư nói gì về đề xuất chi hơn 13.100 tỷ đồng cứu 8 dự án BOT?

    Bộ Kế hoạch đầu tư nói gì về đề xuất chi hơn 13.100 tỷ đồng cứu 8 dự án BOT?

    0
    496

    Đồng thuận dùng hơn 13.100 tỷ đồng tiền ngân sách Nhà nước để cứu 8 dự án BOT đang gặp khó khăn, nhưng Bộ KH-ĐT cũng đề nghị Bộ GTVT không để các dự án khác phải tiếp tục xử lý theo hướng sử dụng ngân sách Nhà nước tương tự như các trường hợp này.

    Bộ KH-ĐT vừa có công văn gửi Văn phòng Chính phủ tham gia ý kiến phục vụ cuộc họp Thường trực Chính phủ về giải pháp xử lý các vướng mắc, bất cập tại một số trạm thu phí/dự án BOT đường bộ.

    Tại công văn này, Bộ KH-ĐT cho rằng, việc Bộ GTVT báo cáo và đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết dứt điểm vướng mắc của 8 trạm thu phí/dự án BOT là đúng trách nhiệm của bộ này và phù hợp với chỉ đạo của Chính phủ và Quốc hội.

    Bộ KH-ĐT đánh giá, việc việc giải quyết dứt điểm các vấn đề còn tồn tại trong nhiều năm qua của 8 trạm thu phí/dự án BOT giao thông do Bộ GTVT được giao làm cơ quan Nhà nước có thẩm quyền là cần thiết nhằm thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư; khôi phục niềm tin của các nhà đầu tư trong việc thu hút đầu tư các dự án kết cấu hạ tầng giao thông vận tải; khơi thông nguồn tín dụng từ các ngân hàng thương mại cho các dự án PPP trong giai đoạn tới.

    Bộ Kế hoạch đầu tư nói gì về đề xuất chi hơn 13.100 tỷ đồng cứu 8 dự án BOT? ảnh 1
     

    Trạm BOT quốc lộ 3 qua Thái Nguyên gặp khó khăn không thể triển khai thu phí hoàn vốn

    Do đó từng dự án cần phải được xem xét kỹ lưỡng trên cơ sở nội dung hợp đồng BOT đã ký kết liên quan đến trường hợp, điều kiện áp dụng; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên khi chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và quy định của pháp luật có liên quan đến vấn đề này.

    Bởi vậy, Bộ KH-ĐT đề nghị Bộ GTVT trao đổi với Bộ Tư pháp để xác định sự phù hợp khi áp dụng sự kiện bất khả kháng đối với các dự án cần phải chấm dứt hợp đồng trên cơ sở căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự và nội dung hợp đồng.

    Bộ GTVT cũng cần phân loại cụ thể 8 dự án theo 2 trường hợp chấm dứt hợp đồng, gồm: do sự kiện bất khả kháng và do phía cơ quan ký kết hợp đồng vi phạm hợp đồng, làm cơ sở xác định phương án chi phí xử lý phù hợp đối với từng trường hợp (có cơ chế chính sách hỗ trợ cụ thể cho từng dự án).

    Bộ GTVT phải chịu trách nhiệm toàn diện việc giải cứu

     

    Để đảm bảo đủ cơ sở pháp lý để xử lý dứt điểm các vướng mắc, Bộ KH-ĐT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ GTVT chịu trách nhiệm toàn diện trước Chính phủ, Thủ tướng và các cơ quan có thẩm quyền về thông tin, số liệu, việc rà soát nội dung hợp đồng, cơ sở pháp lý của việc đề xuất chấm dứt hợp đồng và các vấn đề tồn tại của dự án dẫn đến phải chấm dứt hợp đồng dự án trước thời hạn.

    Sau khi tiếp thu ý kiến của các cơ quan liên quan, Chính phủ trình Quốc hội xem xét, ban hành Nghị quyết quy định về vấn đề nêu trên tại kỳ họp gần nhất, trong đó quyết nghị về nguyên tắc xử lý chấm dứt hợp đồng, nguồn vốn để thanh toán.

    “Bộ GTVT phối hợp với các cơ quan liên quan lập kế hoạch truyền thông, công bố thông tin việc xử lý 8 trạm thu phí/dự án nêu trên, không để các dự án khác phải tiếp tục xử lý theo hướng sử dụng ngân sách Nhà nước tương tự như các trường hợp này”, công văn của Bộ KH-ĐT nêu rõ.

    Vào đầu tháng 9/2022, Bộ GTVT đã có công văn gửi Chính phủ báo cáo giải pháp xử lý vướng mắc, bất cập tại một số trạm thu phí/dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.

    Tại công văn này, có 7 dự án BOT được Bộ GTVT kiến nghị bố trí vốn để chấm dứt hợp đồng, 1 dự án sẽ nhận được hỗ trợ của Nhà nước thay thế quyền thu phí để tiếp tục thực hiện theo hình thức PPP. Tổng nguồn vốn ngân sách mà Bộ GTVT dự kiến để xử lý vướng mắc tại 8 dự án BOT lên tới 13.115 tỷ đồng.

    Nguồn: ANTĐ

    Viết bình luận

    Chú ý: Không sử dụng các mã lệnh HTML!